Bài tứ sắc được xem là một trò chơi lâu đời, bộ môn giải trí không thể thiếu mỗi dịp hội hè, lễ tết. Tuy nhiên, rất nhiều người không thể nắm được cách chơi của loại bài này. Nếu vậy hãy tham khảo bài viết sau để biết thêm về bài tứ sắc nhé.

Sơ lược về tứ sắc

Tứ sắc là một kiểu chơi bài có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Vì vậy mà các lá bài được thể hiện bằng chữ Hán, bộ bài gồm 112 lá. Chính vì số lượng bài khá lớn nên nhiều người rất khó để nhớ hết tên, hình dáng, cũng như là cách chơi từng quân bài.

Sơ lược về bài tứ sắc

Sơ lược về bài tứ sắc

Sở dĩ có tên gọi là từ tứ sắc vì bộ bài này có bốn màu (đỏ, xanh, vàng, trắng), thường được chơi phổ biến ở miền Trung và miền Nam nước ta. Mục đích của trò chơi là xếp các tay bài thành những nhóm hợp lệ bằng cách ăn quân mới vào trong tay bài, và thả bài rác tai trong ra. Đây là một trò chơi dễ về nguyên tắc nhưng khó về luật chơi. Muốn thắng bạn phải có cả kỹ thuật và may mắn.

Bộ bài Tứ sắc

Bộ bài dùng để chơi tứ sắc có tất cả 28 lá bài khác nhau và 7 đạo quân: Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã, Tốt. Một đạo quân sẽ có 16 lá bài, bao gồm 4 quân màu đỏ, 4 quân màu xanh, 4 quân màu vàng và 4 quân màu trắng. Một lưu ý là cách ghi tên các quân bài Tướng, Tượng, Tốt của quân đỏ và vàng khác với cách ghi tên của quân bài đó trong lá bài xanh và trắng.

Bộ bài dùng để chơi tứ sắc

Bộ bài dùng để chơi tứ sắc

Các nhóm bài trong tứ sắc

Sau đây là các nhóm bài hợp lệ:

  • Một tướng
  • Một đôi: 2 lá bài giống nhau về màu và cấp 
  • Một bộ ba: 3 lá bài giống nhau về màu và cấp 
  • Một bộ bốn: 4 lá bài giống nhau về màu và cấp 
  • Một bộ ba lá tướng sĩ tượng (cùng màu)
  • Một bộ ba lá xe pháo mã (cùng màu)
  • Một bộ ba hay bốn lá chuột (khác màu)

Để bắt đầu ván bài mỗi người sẽ được chia 20 lá, đôi khi là 21 lá. Trong tứ sắc, những lá bài sẽ chia thành 2 phần: Phần chung được lật lên cho tất cả mọi người thấy, phần riêng thì người chơi cầm trên tay. Khi người chơi thấy bài mình không thuộc nhóm nào thì bài đó là bài rác, người chơi phải tìm cách cho ra những lá bài đó.

Những nhóm bài có tên đặc biệt

Một số tên gọi các nhóm bài thường gặp khi chơi tứ sắc là:

  • Quàn: nhóm 4 lá giống nhau khi vừa bốc lên
  • Khạp: nhóm 3 lá giống nhau
  • Khui: Khi người chơi ăn 1 lá vào nhóm Khạp đang cầm trên tay và tạo thành 1 nhóm 4

Khi giữ Quàn người chơi phải lật bài ra cho mọi người biết, nếu như có Khạp thì phải báo số lượng Khạp mình đang có trên tay. Khi kết thúc ván bài những nhóm bài này sẽ được tính điểm theo luật.

Cách chia bài tứ sắc

Bài tứ sắc được chơi từ 2 đến 4 người, nhưng thông thường là 4 người:

Để bắt 1 ván bài, mỗi người chơi sẽ được chia 10 lá bài úp xuống, được gọi là bài chung. Người chia bài sẽ chia cùng chiều với kim đồng hồ, chia từng người một đủ 10 lá mới đến người khác. 

Sau lượt chia bài đầu tiên, sẽ đến lượt chai thứ 2, mỗi người nhận được 10 lá, bài ai thì chỉ người ấy mới được nhìn thấy, gọi là bài tẩy. Bài sẽ được chia thành 4 cửa, một cửa 5 lá. Người chia bài thì 21 lá. Những lá còn lại được để giữa bàn, được gọi là nọc.

Cách tính điểm trong tứ sắc

Khi người chơi hết bài thì người này được gọi là tới. Người tới sẽ kiểm tra bài và tính điểm, người thua sẽ phải trả tiền dựa vào số điểm này. Cách tính điểm được thực hiện theo luật sau:

Cách tính điểm khi chơi tứ sắc

Cách tính điểm khi chơi tứ sắc

  • Bài Đôi: 0 điểm
  • Tướng: 1 điểm
  • Bài Lẻ hoặc Khạp đã khui: 1 điểm
  • Bài Quàn đã khui: 6 điểm
  • Khạp (còn trên tay): 3 điểm
  • Quàn (còn trên tay): 8 điểm
  • 4 con chốt khác màu: 4 điểm
  • Người tới sẽ cộng thêm 3 điểm

Số điểm cuối cùng của người chơi buộc phải là số lẻ, nếu là số chẵn nghĩa là bạn đã chơi sai luật và sẽ bị phạt. Do đó, trong quá trình chơi bạn phải tính toán thật kỹ các bước đi, đánh như thế nào cho hợp lý nhé

Bài viết trên là một số chia sẻ cơ bản về bài tứ sắc. Các bạn có thể đọc thêm nhiều bài viết khác và trải nghiệm chơi tứ sắc online một cách chân thực tại https://nohu68.com/. Chúc các bạn gặt hái được nhiều thành công.