Bài chắn là một trò chơi được biến thể dựa trên trò tổ tôm xưa của các cụ. Hiện nay, trò chơi này vẫn còn được phổ biến và lan rộng ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Hãy cùng đọc bài viết sau để có thêm thông tin về trò chơi này nhé.
Nguồn gốc của bài chắn
Đây là một trò chơi được biến thể từ trò chơi tổ tôm. Theo dân gian lưu truyền lại, một cụ đã ngẫu hứng sáng tạo ra trò này trong một ván tổ tôm ở miền Bắc. Từ đó, những cụ bắt đầu thấy hứng thú và lan truyền cho nhiều người khác. Những người dân lao động ở mọi nơi cũng dần tiếp cận được trò này. Sau đó đem về quê hương mình phổ biến lại.
Do đó, đây được xem như một trong những trò chơi dân gian tại Việt Nam. Chúng có nguồn gốc xuất phát tại Việt Nam. Được nhiều thế hệ giữ gìn và lưu truyền cho đến tận ngày nay. Vì bài chắn đơn giản và dễ chơi hơn tổ tôm nên chúng được chọn nhiều hơn. Và với những người yêu thích sự giản đơn sẽ lựa chọn trò này để tham gia.
Biến thể từ bộ bài chơi tổ tôm
Cách chia trong bài chắn
Về cách chia trong bài này, sẽ có 2 người cùng chia. Đây là 2 người thua ván trước nếu chơi 3 người, hoặc 2 người không chéo cánh với người ù ván trước nếu chơi 4 người. Mỗi người lấy khoảng 1 nửa bộ bài, khi chia sẽ rải đều, úp mặt thành 5 phần. Khi chia xong, lấy 5 phần này bỏ vào 5 phần kia thành 5 phần chung.
Những lá bài trong trò chơi này
Cách chọn nọc, bốc cái trong bài chắn
Bài chắn có những quy luật khác với những bài được xây dựng dựa trên bộ bài Tây. Có những thuật ngữ và quy trình tương đối phức tạp hơn. Trước khi đến bước đánh bài, người chơi cần chọn nọc và xác định cái. Điều này được thực hiện như bên dưới mô tả.
Chọn nọc
Nọc là phần bài còn dư sau khi đã chi đủ cho tất cả người chơi. Phần bài này được đặt vào giữa. Người thắng ván trước sẽ là người chọn nọc. Nọc bao gồm những lá bài còn thừa với một số quân được người này bốc ngẫu nhiên trên tay mỗi người chơi. Cách chọn nọc này sẽ là bước đệm để xác định cái trong bài chắn.
Xác định cái
Sau khi chọn được nọc. Người thắng ván trước sẽ bỏ 5 lá thừa vào 1 phần bài bất kỳ. Sau đó tiếp tục rút ngẫu nhiên 1 quân trong nọc, lật ngửa vào 1 phần bài bất kỳ trong 4 phần còn lại. Phần này gọi là bài cái, quân lật ngửa gọi là “cái”. Việc bốc cái là để xác định ai được phần bài nào và ai là người đánh đầu tiên trong ván.
Xác định lượt đi trong bài chắn
Sau khi xác định được cái. Thứ tự đi được xác định từ quân này. Xác định được một số trên quân bài. Cụ thể như chi là 1, nhị là 2, tam là 3. Đếm từ người bốc cái là 1, lần lượt theo chiều tay phải, người tiếp theo là 2, tiếp nữa là 3 đến số của quân cái là người được phần bài cái và được đánh đầu.
Chẳng hạn, có 4 người chơi là A, B, C, D. Khi B bốc cái được quân thất vạn. Đếm B là 1, C là 2 thì lần lượt sẽ là: BCDABCD, tức đến 7 sẽ là D. Vậy D được phần bài cái. Đó là một cách xác định trong lượt đi trong bài chắn. Nghe có vẻ hơi phức tạp nhưng khi thử tham gia một vài ván sẽ thấy khá đơn giản.
Các thuật ngữ cần nhớ trong bài chắn
Bài chắn được đánh theo vòng tay phải, tức ngược chiều kim đồng hồ. Mỗi người khi đến lượt có thể thực hiện một trong các các lệnh sau ở mỗi lượt đi của mình: đánh, bốc nọc, ăn, dưới, chíu, trả cửa, ù. Chi tiết về mỗi lệnh sẽ được cụ thể ở ngay bên dưới.
Những quân trong bài chắn
Đánh
Lệnh này được thực hiện đầu tiên. Người chơi sẽ lấy 1 quân trong bài của mình đánh ngửa xuống chiếu bên tay phải. Chỗ ở giữa 2 người chơi cạnh nhau gọi là cửa. Việc đánh quân này sẽ là một sự lựa chọn cho người tiếp theo thực hiện lệnh ăn.
Bốc Nọc
Nếu người chơi không ăn bài của người đi trước thì sẽ bốc một lá từ nọc. Và tiếp tục đánh một lá khác cho người tiếp theo.
Ăn
Nếu quân bài dưới chiếu hợp với 1 quân nào đó trên tay thành một tổ hợp có giá trị thì người chơi có thể chọn ăn. Tức là người chơi nhặt quân dưới chiếu đặt ngửa vào lòng, rồi rút quân trên tay đặt ngửa lên trên quân vừa ăn được.
Khi 1 người vừa Bốc, thì người đó được quyền ăn quân vừa bốc đó. Nếu không ăn thì hô “Dưới”, khi đó, người bên phải được quyền ăn. Trường hợp người đó cũng không ăn thì họ có thể bốc để ăn quân chính họ vừa bốc.
Chíu
Đây là một cách ăn đặc biệt. Khi người chơi có 3 quân bài giống hệt nhau, dưới chiếu lại có 1 quân nữa cũng giống như vậy thì có thể ăn quân dưới chiếu dù quân đó được bất kỳ ai.
Có một điểm lưu ý ở lựa chọn này. Ăn thì chỉ được ăn quân mình vừa bốc hoặc quân người cửa trên vừa bỏ ra, và phải tới lượt mình thì mới được ăn. Nhưng chíu thì có thể chíu quân do bất kỳ ai bốc hoặc đánh, và chưa cần tới lượt vẫn được chíu.
Bài viết trên đã phần nào đưa ra một số thông tin cần thiết về bài chắn. Hy vọng mọi người có thêm kiến thức và tạo được hứng thú về trò chơi dân gian này. Muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị khác, hãy truy cập vào link: https://nohu68.com/ để đọc nhiều bài viết hấp dẫn.