Bài tổ tôm là một trong những trò chơi dân gian phổ biến tại Việt Nam được lưu giữ đến bây giờ. Nhưng bạn đã biết hết những điểm tuyệt vời của chúng chưa? Đọc bài viết để xem bạn đã bỏ qua những điều gì nhé.

Nguồn gốc của bài tổ tôm

Tên gọi tổ tôm, nghĩa theo Hán Việt tụ tam bài, là một trò chơi dân gian phổ biến của người Việt. Cái tên này được đọc chệch ra từ chữ “Tụ tam”. tức là hội tụ của ba loại hàng Văn, Vạn và Sách. Đây là 3 quân bài cơ bản trong một bộ tổ tôm, cùng với những lệnh Nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu. Mỗi tụ ghép với 1 lệnh sẽ được một quân bài khác nhau.

Trong các ngày lễ, Tết, bài tổ tôm thường được nam giới và người già chơi vì nó có một số luật khá khó, nhiều nước biến hoá, thanh niên và phụ nữ thời xưa ít chơi. Hiện nay, bài tổ tôm không còn phổ biến như xưa nhưng chúng vẫn được một thành phần yêu thích và tham gia.

Trò chơi dân gian được yêu thích nhất

Trò chơi dân gian được yêu thích nhất

Cảm hứng của những quân bài tổ tôm

Nhiều người đã quen thuộc với những quân bài nho nhỏ trong bộ bài này nhưng có ai biết chúng được lấy cảm hứng từ đâu chưa? Những quân bài màu sắc với những hình ảnh trông giống nhưng lại khác nhau đó, chúng ẩn chứa ý nghĩa hết sức đặc biệt.

Xuất xứ những quân bài đầu tiên

Dưới thời Pháp thuộc, công ty A.Camoin & Cie của Pháp đã cho phát hành bộ bài tổ tôm với những hình trang trí lấy cảm hứng từ mỹ thuật Nhật Bản. Hình ảnh của bộ bài tổ tôm được giữ nguyên từ đó cho đến nay. 

Ý nghĩa những hình ảnh trên lá bài

Những hình ảnh trên mỗi lá bài được vẽ theo lối tranh mộc bản đơn giản và tất cả các nhân vật đều mặc kimono thời Edo. Đây là thời kỳ trước khi Nhật hoàng Minh Trị lên ngôi và trị vì 1868-1912. Trong số này có 18 hình đàn ông, trong đó có tám người bó chân, 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép, trái đào, tường thành, thuyền cũng là những hình ảnh mang đậm phong cách Nhật.

Những hình ảnh này ít nhiều sẽ nêu lên được khung cảnh nước Nhật lúc bấy giờ. Những phong tục cũng như văn hóa của Nhật được cô đọng và tái hiện qua những tấm bài nho nhỏ này. Nếu chú ý, hiện nay một số nét vẫn được Nhật Bản lưu giữ đến tận bây giờ. Nhìn những bức tranh và đường nét trên tranh, nhiều người đều có thể hình dung đến đất nước mặt trời mọc.

Những hình ảnh trên lá bài tổ tôm

Những hình ảnh trên lá bài tổ tôm

Các khái niệm về bài tổ tôm

Các khái niệm này đối với người chơi tổ tôm sành sỏi sẽ không xa lạ gì. Nhưng đối với những người chỉ mới tìm hiểu và chơi sơ sơ ắt còn nhiều sự lạ lẫm. Hãy cùng khám phá xem trong trò chơi này có những từ chuyên dụng nào nhé.

Tổ tôm điếm

Tổ tôm điếm là một khái niệm liên quan đến trò chơi tổ tôm. Đây được xem là một thú chơi thanh nhã, là một loại hình giải trí khoa học mang tính thể thao trí tuệ, có tính văn hóa cao, nhất là đối với người cao tuổi. Người xưa quan niệm rằng, gia chủ nào được các cụ ngồi chơi thâu đêm, suốt sáng ấy là niềm may mắn và vinh dự lớn.

Tài bàn

Đây cũng là một khái niệm liên quan. Tài bàn gồm ba người chơi, có cách đánh như tổ tôm. Tuy nhiên trong tài bàn không bị bó buộc nhiều về cách ăn và cách đánh. Do đó, nếu những người không thích sự ràng buộc nhiều hay chọn cách đánh này để đơn giản hóa mọi vấn đề.

Đánh chắn

Cách đánh này cũng được cải biến dựa trên nguyên mẫu lối đánh tổ tôm. Tuy nhiên được lược bỏ một số lá bài và giảm thiểu một số quy định phức tạp. Cũng như tài bản ở trên, hình thức này được những người thích sự dễ dàng hơn lựa chọn trong nhiều cuộc chơi.

Trò chơi của người quân tử

Trò chơi của người quân tử

Bài tổ tôm trong Văn học Việt Nam

Khác với những trò chơi khác, bài tổ tôm được đánh giá như di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Nó mang màu sắc riêng của đất nước cũng như ghi dấu nhiều giá trị mang tính lịch sử. Chính vì điều đó, từ xưa đã có rất nhiều thi nhân nhắc đến trò chơi này trong các tác phẩm để đời của mình. Có thể kể ra những cái tên nổi tiếng như: Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Nguyễn Công Trứ,…

Những tác phẩm này đều đề cao giá trị của trò chơi dân gian này. Họ đều quan niệm rằng những người chơi được tổ tôm là những anh tài. Không những vậy, ca dao tục ngữ cũng không ít lần xuất hiện trò này. Điển hình như một câu ca dao sau: “Làm trai biết đánh Tổ tôm/ Uống chè mạn hảo xem nôm Thuý Kiều” Có thể thấy trò chơi này được đánh giá rất cao từ xưa đến nay.

Trong những điểm kể trên, các bạn đã biết được mấy điều? Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho các bạn thêm những thông tin thú vị về bài tổ tôm. Hãy cùng trang web: https://nohu68.com/ học ngay cách đánh tổ tôm để lưu giữ trò chơi dân gian độc đáo này ngay nhé.